Người bản ngữ dùng "to do the shopping" để nói tới việc mua đồ thiết yếu như đồ ăn thức uống, còn "to go shopping" nói về việc mua sắm nói chung, chẳng hạn như mua quần áo hay các đồ dùng gia đình.
- "We're running out of food. Darling, when do you think you’ll be able to do the shopping? I’m busy all day today" (Nhà mình hết thức ăn rồi. Em yêu, khi nào em có thể đi mua đồ ăn được nhỉ? Hôm nay anh bận cả ngày rồi).
"Don't worry, my love. I'll do it this afternoon" (Không lo đâu anh. Em sẽ đi vào chiều nay).
- "Are you free this weekend? Let's go shopping in town" (Cuối tuần này cậu rảnh không? Đi vào thị trấn mua sắm đi).
"Yeah, I'm free all weekend. Sure, I kind of need to buy some stuff too" (Ừ, tớ rảnh cả cuối tuần. Chắn chắn rồi, tớ cũng cần mua vài thứ đấy).
Người bản ngữ cũng thường nói "buy some stuff" nếu cần mua gì đó, nhưng không cụ thể.
Khi bạn tới cửa hàng, người bán hàng (the shop assistant) có thể sẽ lại gần và hỏi "Can I help you find anything". Sau đây là một số cách trả lời:
- "Yes, I'm looking for a pair of shoes" (Có, tôi đang tìm một đôi giày).
- "No, thank you. I'm just looking around/I’m just browsing" (Không, cảm ơn chị. Tôi chỉ nhìn quanh thôi).
"I'm just looking around" hoặc "I'm just browsing" có ý nói mình đang xem các mặt hàng và chưa có ý định mua gì cụ thể.
3. Do you have this in another colour/size? (Mẫu này có màu/cỡ khác không?)
Nếu bạn vừa ý món hàng nào đó và muốn mua nhưng màu sắc hoặc kích cỡ chưa phù hợp, bạn có thể hỏi người bán: "Do you have this in another colour/size" hoặc "Do you have + something + in another colour/size?".
Ví dụ:
- "Do you have this shirt in another colour?" (Cái áo sơ mi này có màu nào khác không?).
"Just a moment, please. I'll check and be back shortly" (Xin đợi một lát ạ. Tôi sẽ kiểm tra và quay lại ngay).
Bạn cũng có thể dùng các tính từ chỉ màu sắc hoặc kích cỡ cụ thể để miêu tả món hàng mà mình muốn tìm.
Ví dụ:
- "Hello, are you alright? How can I help you?" (Xin chào. Anh khỏe không? Tôi có thể giúp gì được nhỉ?).
"Good morning. Do you have this blazer in blue, please?" (Xin chào, anh có cái áo blazer này màu xanh nước biển không?).
"Here you are. Do you want to try it on?" (Của anh đây. Anh có muốn thử nó lên không?).
- "Hello. Do you have these trousers in size 6?" (Xin chào. Cho tôi hỏi cái quần này có cỡ 6 không?).
"Sorry, miss. I'm afraid this is the smallest size we have" (Xin lỗi cô nhưng đây là cỡ nhỏ nhất rồi).
4. Can I try this on, please? (Tôi có thể thử món đồ này được không?)
Thường khi đi mua quần áo, giày dép, bạn sẽ muốn thử đồ trước khi mua. Cách thông dụng để dùng trong tình huống này là: "Can I try this on?" hoặc "Can I try these on?".
Ví dụ:
"Can I try this on, please?" (Tôi có thể thử món đồ này được không?).
- "Of course. The fitting rooms are just over there" (Dĩ nhiên rồi. Phòng thay đồ ở ngay kia kìa)/ hoặc "Sorry, I'm afraid we don't have any fitting rooms. But I think it suits you perfectly" (Xin lỗi tôi rất tiếc là chúng tôi không có phòng thay đồ. Nhưng tôi nghĩ nó rất hợp với cô đấy).
Trong đó, "It suits/fits + someone" có nghĩa là món đồ gì vừa hoặc hợp với ai đó.
5. Can I return this if I don’t like it? (Tôi có thể trả lại hàng nếu không thích được không?)
Khi bạn không chắc chắn nếu mua món đồ nào đó, bạn có thể hỏi xem cửa hàng có chấp nhận "return" (trả hàng) không. Khi đó, hãy nói "Can I return this if I don’t like it?" Ở Anh, hầu hết cửa hàng lớn cho khách trả lại hàng trong khoảng vài tuần.
Ví dụ:
"Can I return this if I don't like it?" (Tôi có thể trả lại món đồ này nếu không thích được không?).
- "Yes, absolutely. You can return it within 28 days of your purchase. Please don’t forget to bring your receipt with you" (Dĩ nhiên rồi. Bạn có thể trả lại hàng trong vòng 28 ngày kể từ ngày mua hàng. Đừng quên mang hóa đơn đi nhé).
- "No, I'm afraid we don't do the return for this item. It's on sale and you've already got a 30% discount!" (Rất tiếc là chúng tôi không cho phép trả hàng. Mặt hàng này đang giảm giá và bạn đã được chiết khấu 30% rồi!).
"It's on sale" có nghĩa là mặt hàng đang được giảm giá. Thường với các mặt hàng đang giảm giá, cửa hàng ở Anh sẽ không chấp nhận trả hàng.
6. How much is something? (Món đó bao nhiêu tiền?)
"How much is something" dùng để hỏi về giá của một món hàng. Bạn cũng có thể sử dụng các cấu trúc câu sau với mục đích tương tự:
"How much do/does + something + cost?", "How much should I pay you for + something", "What is the price of + something", "Could you please tell me the cost of + something", hoặc "How much are you asking?"
Ví dụ:
- Excuse me. How much is this dress? (Cái váy này giá bao nhiêu tiền vậy?)
"Hello. Let me check. Well, it is 65 pounds" (Xin chào. Để tôi xem nhé. Nó có giá 65 bảng Anh).
- "Could you please tell me the cost of this language course? I mean the one that starts this September" (Anh làm ơn cho tôi biết giá của khóa học ngôn ngữ này được không? Ý tôi là khóa học bắt đầu vào tháng 9 này).
"Hello. Thanks for your interest in our language courses. The cost of that is 250 pounds" (Xin chào. Cảm ơn vì sự quan tâm của anh tới các khóa học ngôn ngữ của chúng tôi. Khóa học đó trị giá 250 bảng).
Bạn có thể thêm "I mean" vào một câu nói với ý thêm lời giải thích, cũng làm cho câu nói nghe tự nhiên. "Thanks for your interest in + something" có nghĩa là cảm ơn ai vì đã quan tâm tới cái gì.
7. I can't afford it (Tôi không thể mua nó)
Khi muốn nói không thể chi trả món đồ nào đó, thường vì nó quá đắt, bạn có thể dùng "I can't afford it", hoặc "I'm not sure I can afford it"
Ví dụ:
- "Do you like this new phone? I think it’s the latest model in the market" (Cậu có thích cái điện thoại mới này không? Tớ nghĩ nó là mẫu mới nhất trên thị trường đấy).
"It looks cool, but I can’t afford it. It costs an arm and a leg" (Nó nhìn ngầu đó, nhưng tớ không mua được đâu. Nó đắt quá).
"It costs an arm and a leg" là câu thành ngữ có ý chỉ nó đắt quá, tương tự "it's too expensive".
8. Are you in the queue? (Anh có đang xếp hàng không?)
Câu này bạn dùng ở Anh, còn người Mỹ sẽ nói "Are you in the line?"
Ví dụ:
- "Sorry, are you in the queue"? (Xin lỗi, anh có đang xếp hàng không vậy?)
"Yes, I am (in the queue)" (Có, tôi đang xếp hàng đây).
Nếu đi cùng bạn bè, bạn cũng có thể trò chuyện về việc xếp hàng, chẳng hạn:
"This is such a long queue. Let’s come back later" (Người xếp hàng dài quá. Hay là mình quay lại sau đi).
"Let's queue up now. We shall get home before it gets dark" (Hãy xếp hàng thôi. Chúng ta cần về nhà trước khi trời tối).
9. Excuse me, where can I find + something? (Xin lỗi, tôi có thể tìm thấy cái này ở đâu?)
Nếu không tìm được món hàng mình cần, bạn có thể hỏi người bán hàng câu này hoặc "I'm looking for... Can you help me find them, please?"
Ví dụ:
- "Excuse me, where can I find skimmed milk?" (Xin lỗi, tôi có thể tìm thấy sữa không béo ở đâu?).
"It's on aisle 10. I can show you where it is if you want" (Nó ở hàng số 10. Tôi có thể chỉ cho chị nếu chị muốn).
Bạn cũng có thể hỏi những câu cụ thể hơn về những khu vực bán các mặt hàng khác nhau:
- "Do you have a bakery section?" (Anh có khu vực bán bánh mỳ không?)
10. What are your opening hours? (Cửa hàng đóng/ mở cửa lúc mấy giờ?)
Nhiều khi, chúng ta cần biết về thời gian mở và đóng cửa hàng (opening hours), đặc biệt vào ngày cuối tuần (weekend) hoặc dịp nghỉ lễ (ở Anh gọi là bank holidays). Câu hỏi thông dụng ở đây là: "What are your opening hours?", và một số cách trả lời như":
- "We're open from 9 am to 6 pm on weekdays" (Chúng tôi mở từ 9 giờ sáng tới 6 giờ chiều trong tuần).
- "We're open 24/7" (Chúng tôi mở 24/7).