Vậy ở độ tuổi nào thì lý tưởng để trẻ em bắt đầu học ngoại ngữ? Những lợi ích tuyệt vời mang lại là gì? Đâu là tiêu chí cần lưu ý khi xây dựng lớp học tiếng anh hiệu quả cho bé? Cùng giải đáp những câu hỏi trên ngay bài viết dưới đây
Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia nổi tiếng đã chỉ ra rằng, độ tuổi vàng để trẻ em học tiếng Anh chính là 4-10 tuổi. Ở độ tuổi này, não bộ của trẻ nhỏ sẽ giống như “một tờ giấy trắng”, nếu chúng ta biết viết lời hay chữ đẹp lên trang giấy ấy, trẻ em sẽ được phát huy tất cả khả năng của mình. Những năm học mầm non được coi là “giai đoạn lý tưởng” để trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và học hỏi bẩm sinh. Đây là giai đoạn lắng nghe và tiếp thu của trẻ, khác với người lớn chúng ta thường gặp khó khăn khi phải ghi nhớ từ vựng và cách phát âm khi nói, trẻ em sở hữu khả năng siêu phàm đặc biệt khi học tiếng Anh từ nhỏ bởi lúc đó trẻ vẫn chưa bị ngôn ngữ mẹ đẻ chi phối, nên có thể bắt chước rất nhanh và học từ mới rất tốt. Chính vì thế việc học ngôn ngữ thứ hai trong độ tuổi vàng sẽ giúp trẻ kích thức khả năng sáng tạo, nâng cao tính tư duy phản biện và phát triển sự nhạy bén, nhanh nhẹn của bản thân. Bên cạnh đó, việc cho trẻ học tiếng Anh từ sớm không những không ảnh hưởng đến việc học tiếng Việt của bé mà còn giúp bé nâng cao khả năng phát triển trí não, trí thông minh của mình.
Một nghiên cứu từ Đại Học Washington (Mỹ) đã chỉ ra rằng chúng ta sẽ khó cải thiện cách phát âm chuẩn như người bản xứ (Native English Speaker) khi chúng ta càng lớn tuổi. Nên khi còn nhỏ, các giác quan của trẻ rất nhạy bén và dễ tiếp thu những kiến thức mới. Chính vì thế việc cho trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai nói chung và tiếng Anh nói riêng sẽ giúp trẻ học ngữ âm và phát triển “Thính giác” đối với ngôn ngữ đó, đây cũng chính là cơ sở giúp bé nghe nói chuẩn ngay từ đầu. Không những phụ huynh mà trung tâm, trường học không nhất thiết phải thiết kế những bài giảng khi trẻ đã biết đọc, biết viết mà có thể tạo ra những chương trình, hoạt động thú vị để kích thích khả năng phản xạ của bé, giúp các em nghe và bắt chước nhiều hơn. Cũng chính vì lẽ đó, hiện nay các gia đình Việt Nam cũng như nhà tuyển dụng tại Trung Tâm/Trường Học thường ưu tiên Giáo viên bản xứ (Native English Speaker Teacher) vì họ là những người có cách phát âm tiếng Anh chuẩn nhất, từ đó khi trẻ được tiếp xúc đúng cách, các em sẽ có khả năng nghe và nói tự nhiên giống như giáo viên của mình.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trung bình trẻ em sẽ hỏi hơn 300 câu hỏi trong một ngày cho thấy trẻ nhỏ rất thích khám phá và tìm tòi những điều mình chưa được biết. Việc được học một ngôn ngữ thứ hai giúp bé gia tăng sự linh hoạt của hệ thần kinh, về lâu dài có thể giữ cho não bộ khỏe mạnh và linh hoạt, đồng thời tăng cường các kỹ năng tập trung và ghi nhớ cho bé. Dù sao đây cũng là giai đoạn vàng để các bé vui chơi, tận hưởng những kí ức trẻ thơ, vì thế chúng ta không nên gò bó bé vào khuôn khổ cứng nhắc. Trung tâm Anh ngữ/Trường học có thể tạo ra những hoạt động vui chơi như bài hát có vần điệu, các trò chơi tương tác vừa giúp trẻ “tập thể dục” cho não bộ, vừa có thể tập thể dục để phát triển bản thân.
Kích thích khả năng tư duy của trẻ (Nguồn: Internet)
Việc cho trẻ mầm non tiếp cận sớm với ngôn ngữ thứ hai sẽ giúp các em am hiểu hơn với sự phong phú của các Quốc gia trên Thế giới. Đặc biệt nhiều Trung tâm Anh ngữ/Trường học tại Việt Nam hợp tác và làm việc cùng Giáo viên nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho trẻ cảm thấy thoải mái khi lớn lên trong môi trường xã hội đang toàn cầu hóa. Từ những hoạt động vui chơi cùng Giáo viên nước ngoài, các em sẽ được tìm tòi và tự mình học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới cùng bạn bè đồng trang lứa.
Cơ hội để các bé trao đổi nhiều nền văn hóa khác nhau trên Thế giới (Nguồn: Internet)
Được học những điều mình yêu, được làm những điều mình thích là điều kiện tuyệt vời để giúp trẻ chủ động phát huy khả năng tự tin của mình. Cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh từ bé sẽ làm nền tảng để giúp bé mạnh dạng hơn trong tương lai. Ở độ tuổi này, não bộ của các em vẫn chưa bị choáng ngợp bởi rào cản ngôn ngữ – điều mà người lớn chúng ta hay tự ti khi tiếp xúc với ngôn ngữ mới. Do đó, rèn luyện và kích thích khả năng tư duy của trẻ thông qua các trò chơi trí tuệ, đặc biệt là sự tương tác hai nhiều giữa trẻ và giáo viên, trẻ và bạn học, trẻ và phụ huynh sẽ giúp trẻ dễ dàng tự tin giao tiếp khi đứng trước đám đông.
Phát triển sự tự tin của bé (Nguồn: Internet)
Một nghiên cứu tuyệt vời từ Đại học Chicago ở Mỹ Đã chỉ ra rằng trẻ em khi tiếp xúc với ngôn ngữ thứ 2 từ sớm sẽ có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác. Việc thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ là cần thiết để phát triển hệ thống ngôn ngữ chính thức nhưng điều đó chưa đủ để giúp trẻ phát triển giao tiếp hiệu quả. Tiếp xúc hai ngôn ngữ cùng lúc giúp bé phát triển tư duy song ngữ, không chỉ ở não bộ mà còn nằm ở trái tim. Khi bé giao tiếp hiệu quả, bé sẽ thấu hiểu các quan điểm khác nhau của mọi người xung quanh, từ đó nâng cao khả năng nhìn nhận vấn đề và cảm xúc được nuôi dưỡng “đầy đặn” từ nhỏ.
Nuôi dưỡng cảm xúc của trẻ (Nguồn: Internet)
Tạo ấn tượng ngay từ bước đầu tiên (Nguồn: Internet)
Dù sao các bé vẫn đang ở trong độ tuổi rất nhỏ, vì thế khi lần đầu tiên tiếp xúc với ngôn ngữ mới sẽ có những sự bỡ ngỡ nhất định. Do đó, Giáo viên nước ngoài nên thực hiện các phương pháp chào hỏi nhẹ nhàng, thân thiện vừa đủ để dìu dắt các bé vào môi trường song ngữ. Có thể áp dụng những màn chào hỏi qua các bài hát vui nhộn hay các trò chơi trúng thưởng. Ấn tượng ban đầu là rất quan trọng, đa số các bé rất hào hứng khi đón nhận những điều mới mẻ, nhưng gặp người lạ thì khác, các bé sẽ có xu hướng rụt rè và nhút nhác, đôi khi sẽ không chịu hợp tác. Giáo viên nước ngoài cần phải có tính kiên nhẫn và nhiệt tình hỗ trợ giúp đỡ các bé để các bé có thể dễ dàng thích nghi trong giai đoạn đầu, từ đó xây dựng môi trường học tập tiếng Anh hiệu quả.
Luôn điều chỉnh để tạo sự thoải mái cho bé (Nguồn: Internet)
Đây là độ tuổi vàng để các bé học tiếng Anh từ sớm, nhưng chúng ta nên hiểu trẻ em cần được chú ý nhiều hơn vào tinh thần và thể chất. Mỗi giáo viên sẽ có các kế hoạch giảng dạy khác nhau, và việc bám sát theo chương trình thiết lập sẵn sẽ làm không khí lớp học bị thụ động và trở nên rập khuôn. Trung tâm/Trường học nên khuyến khích giáo viên linh động thay đổi bài học hoặc tổ chức các buổi ngoại khóa hằng tháng để kích thích sự hứng thú trong việc học tiếng Anh của các bé cũng như tăng cường hỗ trợ sự tự lập và giải quyết tình huống khi các bé làm quen với môi trường mới.
Ôn lại những kiến thức đã học để giúp bé nhớ lâu hơn (Nguồn: Internet)
Như VTJ đã đề cập ở trên, độ tuổi này các bé sẽ như “một tờ giấy trắng”. Đây là giai đoạn cần tập trung sự đầu tư nhất định, các bé đã có lợi thế tiếp thu ngôn ngữ theo phương thức tự nhiên, thì người lớn chúng ta phải là điểm tựa vững chắc để hỗ trợ các bé được phát huy tối đa khả năng của mình. Tuy có năng lực siêu phàm là dễ nhớ, nhưng các em cũng có một điểm yếu siêu phàm không kém là dễ quên, vì thế Giáo viên nên thường xuyên ôn tập theo định kỳ cho bé sẽ giúp bé nhớ được những kiến thức đã học tốt hơn. Mỗi bé sẽ có những đặc điểm riêng và phương pháp tiếp thu khác nhau, Trung tâm/trường học có thể xây dựng lộ trình giảng dạy phù hợp dựa trên đặc tính của trẻ. Việc lặp đi lặp lại một nội dung có thể khiến các bé nhàm chán, tuy nhiên nếu chúng ta biết thay đổi cách thức, ví dụ cùng một từ vựng nhưng tùy thoe hoàn cảnh, cách dùng từ có thể sẽ khác nhau. Giáo viên luôn tích cực sáng tạo ra các hoạt động mới sẽ giúp não bộ của bé tự động lưu trữ thông tin và nhạy bén khi sử dụng từ ngữ.
Tình huống thực tế (Nguồn: Internet)
Việc mang đến cho các bé những trải nghiệm thực tế là điều luôn luôn được khuyến khích. Nhà trường lẫn phụ huynh ngoài việc cho bé tiếp xúc với anh ngữ từ sớm, phải tích cực tạo ra các tình huống ngoài đời sống thực, giúp các bé vừa phát triển khả năng xử lý tình huống, vừa được phát huy kỹ năng ngôn ngữ của bản thân. Tiêu chí này sẽ giúp các bé không ngại sai ngại khó, vì cách các bé nhìn nhận vấn đề sẽ quyết định đến hành động cư xử của các bé. Người lớn chúng ta luôn theo dõi quá trình phát triển của bé sẽ đưa ra được phương pháp phù hợp, sai ở đâu sửa ở đó thì sau này các bé mới có thể tự tin và tự bảo vệ được bản thân của mình.
Chơi là chính học là phụ (Nguồn: Internet)
Các bé ở độ tuổi này thường thích khám phá những điều mới lạ, tất cả đều dựa trên sự vận động và thực hành là chính. Do đó nhiệm vụ của giáo viên là luôn sáng tạo những bài tập vận động tay chân để khơi dậy sự hứng thú của bé giúp các bé tiếp thu bài học tốt hơn. Một tiết học hay không phải tiết học có thật nhiều kiến thức, mà là tiết học chỉ mới ngồi xuống đã hết giờ. Điều các bé muốn sẽ tập trung vào sự tương tác với giáo viên, thay vì phải viết lên bảng những từ vựng mới, giáo viên hãy ngồi kể chuyện cho bé, vừa chơi vừa học. Phương pháp này sẽ khiến các bé không còn xem đây là lớp học mà chính là ngôi nhà của mình, giúp các bé tiếp xúc tiếng Anh theo cách tự nhiên nhất, từ đó bé sẽ có nền tảng tiếng Anh tốt và nâng cao sự tự tin khi sử dụng Anh ngữ.
Bài tập về nhà (Nguồn: Internet)
Bài tập về nhà là nỗi lo lắng của hầu hết trẻ em toàn cầu, các em sẽ đặt câu hỏi đơn giản là “Tại sao trên lớp đã học rồi bây giờ về nhà phải học nữa?”. Tuy chúng ta biết nếu học mà không hành thì kiến thức rồi cũng dần dần vơi đi. Chính vì thế giáo nên có thể xem xét phương thức chuyển hóa các kiến thức sang dạng bài hát hoặc phim ảnh. Sử dụng những công cụ hỗ trợ trong việc giảng dạy như flashcard, máy chiếu,… sẽ đánh lạc hướng tập trung của các bé về bài tập về nhà. Giảm lượng bài tập về nhà hoặc chỉ tập trung vào những kiến thức chính cần ghi nhớ sẽ giúp các em giảm nỗi áp lực mang tên “bài tập về nhà” mà cũng có thể ghi nhớ từ vựng và kiến thức được lâu hơn.
Đánh giá định kỳ (Nguồn: Internet)
Giáo viên có thể đánh giá định kỳ qua sau mỗi tháng hoặc theo chu kỳ 3-6 tháng. Qua bài đánh giá này, Giáo viên nước ngoài sẽ kiểm tra được kỹ năng phản xạ và năng lực của bé, giúp các bé nhận ra ưu điểm và các rào cản mà các bé đang gặp phải. Từ đó có thể tập trung giải quyết vấn đề cho từng bé và giúp các bé càng ngày càng phát triển tốt hơn. Buổi đánh giá định kỳ này không những chỉ mang lại mặt tích cực cho các bé mà còn giúp giáo viên nâng cao kỹ năng phân tích vấn đề về học sinh của mình. Hơn nữa, Trung tâm/Trường học cũng có thể dựa vào đó mà biết được giáo viên có đang đi đúng phương pháp hay không, giáo viên đã thực sự phù hợp để giảng dạy tại môi trường này hay chưa…
Chúng ta thường nhầm lẫn về cách viết của những từ này bởi vì cách phát âm và nghĩa của chúng rất tương tự. Nguy...
Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ thảo luận về các vấn đề liên quan đến cách môn Tiếng Anh được giảng dạy tại ...
Năm 2023, kỳ thi IELTS speaking sẽ không thay đổi quá nhiều so với các năm trước đó, vì vậy các mẹo sau đây vẫn có th...